null


Chiến lược là khái niệm luôn gây tranh cãi.

Nhiều cá nhân thì mới đang nhìn nhận nó như một loại chiến thuật, thủ thuật, bí quyết, phương cách thông minh, thậm chí đôi khi được gọi bằng cách nói mỹ miều: lối tắt cho thành công.

Với nhiều tổ chức, chiến lược lại là con đường đúng đắn và duy nhất để giúp họ kiên cường đương đầu với mọi khó khăn thách thức, vươn lên qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, tăng trưởng thần tốc và phát triển bền vững.

null


Còn trong lĩnh vực truyền thông, chiến lược là TẤT CẢ.

Bởi nếu như sử dụng chiến lược không đúng đắn DN không chỉ hao tổn về tài chính, thời gian, chi phí cơ hội mà kết quả thu về đôi khi là những hệ lụy và hậu quả khôn lường như khủng hoảng truyền thông.

Lấy một vài ví dụ như sau:

Có những thời kỳ, nhiều DN cho rằng truyền hình là kênh truyền thông “vua’’ nên trong chiến lược tiếp thị họ luôn phân bổ một tỉ lệ ngân sách rất lớn cho kênh này.

Chiến lược này thoạt đầu có vẻ rất hợp lý.

Tuy nhiên, trên thực tế dù phương tiện truyền thông này có thể giúp cho nhiều DN tiếp cận được số lượng lớn người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhưng khi nội dung được đầu tư không tương xứng thì vũ khí lợi hại này bỗng trở nên phản tác dụng khi phát tán những sản phẩm sáng tạo nhạt nhẽo.

Ví dụ này chỉ ra chiến lược Tool không đồng bộ với chiến lược Content.

Điều này này lại tiếp tục xảy tương tự đối với kênh được cho là trọng tâm khác như Digital ngay khi kênh tiếp thị này lên ngôi.

a Tivi từng được xem là kênh truyền thông "Vua" nhưng ngày nay công cụ này đã không còn là thói quen tiêu khiển thường xuyên của giới trẻ, nhóm người tiêu dùng "Vua".

Nói chung, cuộc chiến giữa Tool và Content vẫn luôn luôn xảy ra và dường như không có hồi kết.

Thực chất là không nên có bất kỳ một sự đối kháng nào giữa hai vũ khí quan trọng này trong một chiến dịch. Nó chỉ cần một sự gắn kết và hợp tác mật thiết mang tên chiến lược.

Cũng giống như dịch vụ branding mà chúng tôi tạm gọi là dịch vụ phái sinh, Genius Việt Nam cũng bắt đầu tham gia tư vấn chiến lược khi chúng tôi nhận được những đề bài từ các DN kiểu như:

Vì sao chúng tôi đã chạy rất nhiều công cụ, đổ rất nhiều tiền mà vẫn không hiệu quả? Mặc dù mỗi hoạt động của chúng tôi đều được lên kế hoạch kỹ lưỡng, chuẩn bị nội dung chi tiết và triển khai rất chuyên nghiệp.
Vì sao chúng tôi luôn nhận được những Master Plan từ các Agency nhưng không nhìn thấy một Concept cụ thể cũng như như sợi dây liên kết giữa các hoạt động một cách logic?
Vì sao Digital Agency và PR Agency hay cả Event Agency không thể ngồi lại với nhau và hợp tác vui vẻ và ngay cả trong nội bộ công ty, thật khó để tìm được tiếng nói chung cho các bộ phận này?

Bắt đầu từ những đề bài trên hay từ những vấn đề nan giải mà các DN đang gặp phải hàng ngày, chúng tôi đã bắt đầu suy nghĩ và nghiên cứu về các dịch vụ chiến lược với một mục tiêu đơn giản:

liên kết, kết nối, gắn kết, hệ thống hóa một cách khoa học cả Tool lẫn Content nhằm đạt được sự tối ưu và đương nhiên tối ưu là điều DN nào cũng khao khát sở hữu.

Chẳng hạn như chiến lược về Tool là phải tận dụng sức mạnh của các công cụ, phối kết hợp và củng cố thế mạnh trong khi tìm cách khỏa lấp điểm yếu của từng công cụ.

Chẳng hạn như các kênh truyền thông chính thống như báo chí, truyền hình đi cùng với nội dung hay, chuyên sâu khi kết hợp với sức mạnh của digital có thể tạo nên một sự công phá mạnh mẽ về cả chất và lượng.

Còn chiến lược về Content là phải thể hiện khả năng kể chuyện tinh tế, không phải chỉ một mẩu chuyện, một câu chuyện mà là cả một series đồng thời phải luôn đi kèm nghệ thuật đàm phán đỉnh cao.

a Truyền thông không phải chỉ là cách chia sẻ về một thông tin, một nội dung mà là khả năng biết kể những câu chuyện "nghìn lẻ một đêm".

“Real time’’ chính là “real value”

Hay việc lựa chọn thời điểm cho từng công cụ, từng nội dung cũng quyết định phần lớn tới hiệu quả của cả một chiến dịch.

Đối với người làm truyền thông đặc biệt là truyền thông báo chí mà nói, “real time’’ chính là “real value”.

Và điều quan trọng hơn cả, chỉ cần nhầm lẫn các đối tượng truyền thông thì một kế hoạch dù sáng tạo hay chuẩn bị bài bản đến đâu cũng có thể xem như là bỏ.

Trong suốt quá trình tư vấn cho DN chúng tôi nhận thấy phần lớn các DN chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các đối tượng truyền thông hay mặc định làm truyền thông là hướng đến người tiêu dùng.

Những nhãn hàng chuyên nghiệp sẽ hạn chế mắc phải lỗi này và đã có kế hoạch hay các phương án tiếp cận riêng cho từng đối tượng.

Tuy nhiên, rất khó để tìm được những thương hiệu thực sự hướng đến việc “truyền thông bền vững’’ với nỗ lực “chạm” tới tâm thức nhiều đối tượng bởi mục tiêu thương mại luôn nặng trĩu trên vai các DN.

Dịch vụ chiến lược của chúng tôi có thể đồng bộ hay tích hợp với các dịch vụ hiện có của Genius Việt Nam hoặc có thể hợp tác song phương cùng các đối tác khác trong cùng lĩnh vực.

Với các dịch vụ chiến lược nói riêng và các dịch vụ của Genius Việt Nam nói chung, chúng tôi luôn tìm cách tối ưu các giá trị cho các dịch vụ của mình và đương nhiên là nhằm mang lại hiệu quả đầu tư cho khách hàng.

null


Các dịch vụ chiến lược của Genius Việt Nam bao gồm:

Chiến lược về Tools: Master Plan, Strategic Communication Planning, Master Tools, Master Timeline.
Chiến lược về Content: Big Concept/Ideas, Master Message, Master Story.
Dịch vụ bổ trợ: Organizational Design, Core Competencies, Company Culture, Human Development.

a Những ý tưởng hay sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu đi kèm một kế hoạch thực thi hiệu quả.

Ngày nay, khi tri thức, công nghệ và cơ hội tiếp cận văn minh nhân loại chia đều cho tất cả mọi người, ranh giới giữa người chưa biết gì và chuyên gia trong mỗi lĩnh vực dường như đang được thu hẹp lại. 

Nhưng khoảng cách này thì vẫn còn rất xa với tư duy và khả năng thực thi chiến lược bởi điều này đòi hỏi nhiều năng lực cộng lại: Kiến thức, kinh nghiệm, tư duy và trí tuệ vô song. 

Genius Việt Nam