Những khó khăn bởi dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung và bản thân doanh nghiệp nói riêng ngày càng rõ nét. Để tồn tại và chuẩn bị hồi phục sau dịch, doanh nghiệp không chỉ tái cấu trúc hệ thống để giảm thiểu chi phí mà còn phải biết chuyển nguy thành cơ, nắm bắt những cơ hội kinh doanh ngắn hạn, tích luỹ nguồn lực để phát triển dài hạn.

Điểm sáng giữa cơn khủng hoảng, nhiều đơn vị vẫn ghi nhận tăng trưởng đáng kể bất chấp áp lực chung. Trong đó, nhóm ngành lên ngôi thời buổi hiện nay đều xoay quanh các nhu cầu thiết yếu của con người, từ thực phẩm đến các tư trang như khẩu trang, gel rửa tay, dịch vụ y tế…

Thậm chí, nhu cầu chăm sóc về sức khoẻ đang được nhận thức cao hơn sau dịch, khi mà thực tế theo giới chuyên gia dịch Covid-19 có thể xem là 1 yếu tố trong chuỗi các biến động thời gian tới. Tức, cứ 5-10 năm chúng ta sẽ chứng kiến một biến cố, ví dụ từ dịch SARs đến Covid-19, mỗi ngày sẽ nghiêm trọng hơn. Kéo theo đó, hàng loạt lĩnh vực đang đồng thuận chuyển hướng về nhu cầu cấp bách là nâng cao sức khoẻ của con người: Từ mảng nông nghiệp sạch đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, môi trường xanh.

Nhu cầu về nông nghiệp sạch, thực phẩm hữu cơ tăng cao sau dịch Covid-19

Ví dụ điển hình nền tảng cung cấp thực phẩm sạch Việt Nam – FoodHub – ghi nhận tăng quy mô hơn 3 lần trong giai đoạn dịch và vừa gọi thêm hàng trăm ngàn USD vốn. Hay các dịch vụ xây dựng nông trại sạch, khu canh tác hữu cơ… cũng đón nhận làn sóng gia tăng mới.

Chia sẻ sâu hơn về xu hướng này, người trong cuộc ghi nhận việc phát triển nông nghiệp, nhất lànông nghiệp hữu cơ đã và đang là vấn đề nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhờ tận dụng được nguồn đất ở những khu vực cách biệt, có nhiều yếu tố tự nhiên và chưa bị khai thác/tác động bởi con người như Đơn Dương, Bảo Lộc, Bắc Vân Phong, Đồng Tháp… nhiều công ty nông nghiệp organic như CTCP Nông Nghiệp U&I (Unifarm) đã tạo được lợi thế kinh doanh của mình.

"Xu hướng này cũng hỗ trợ trực tiếp đến cả lĩnh vực chăn nuôi", vị này nói. Đơn cử, mô hình thuỷ sinh hữu cơ (organic aquaculture) tại Ninh Thuận đã được Trung tâm khuyến nông quốc gia đánh giá là mô hình nông nghiệp điển hình cần nhân rộng…

Mặt khác, nhu cầu về các khu chăm sóc về y tế (xây dựng các trung tâm điều trị, phục hồi, viện dưỡng lão hoặc mô hình bệnh viện kết hợp nghỉ dưỡng) cũng được đánh giá là tiềm năng trong bối cảnh hiện nay. Nhưng, khó khăn khan hiếm nguồn cung nhiều năm nay vẫn chưa thể giải quyết được. Lý do là vì khó tìm được những vị trí vừa đáp ứng điều kiện giao thông, tách biệt đô thị, vừa phải tận dụng được yếu tố sinh thái.

Nhu cầu sống xanh, công trình xanh cũng lên ngôi giữa biến đổi thị trường

Tất cả các nhu cầu trên đang kéo bất động sản xanh (nông trại sanh, môi trường sống xanh, công trình xanh) tăng nhiệt. Thực tế, trước ảnh hưởng chung của Covid-19, vấn đề ngành bất động sản ảnh hưởng chi tiết như thế nào, hay cơ hội phục hồi sau dịch có mạnh mẽ là điều đang gây nhiều tranh cãi hiện nay.

Tuy nhiên, có một xu hướng rõ ràng rằng giới đầu tư bất động sản đang tìm kiếm đất có lợi thế về thiên nhiên (chưa bị khai thác nhiều) và vị trí (di chuyển dễ dàng đến các trung tâm lân cận), giới chuyên gia khẳng định. Trong đó, những khu vực như Lâm Đồng, ngoại ven Đà Lạt và các khu mới như Bắc Vân Phong bắt đầu được chú ý.

Bà Nguyễn Nhất Ly - Phó chủ tịch Lean Group. Bà Nguyễn Nhất Ly - Phó chủ tịch Lean Group.

Bà Nguyễn Nhất Ly - Phó chủ tịch Lean Group - cho biết: "Đất tuy không nằm ngoài vòng xoáy Covid-19 nhưng vẫn có mức lợi nhuận đủ an toàn và là kênh trú ẩn lâu dài cho nhà đầu tư. Một mảnh đất chưa được khai thác xây dựng hoàn toàn phù hợp với mọi nhu cầu trong bối cảnh thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Đất thì có hạn nhưng nhu cầu xây dựng luôn có nên lợi nhuận về lâu dài là chắc chắn.

Nếu chọn những khu vực có cơ sở hạ tầng, địa thế tốt như tại các khu kinh tế mới, giàu tiềm năng như Bắc Vân Phong, Vân Đồn… thì nhà đầu tư có thể đón đầu nhiều xu hướng mới sau các đợt khủng hoảng".

Tựu chung, đi cùng nhu cầu sống xanh, ăn sạch, phát triển bất động sản xanh, thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam: Đây cũng là cơ hội kinh doanh mới trong thời buổi mới.

Báo cáo và khảo sát World Green Building Trends 2018 của Dodge Data & Analytics dự báo các dự án công trình xanh (hiện chỉ chiếm 13%) sẽ tăng gấp đôi lên mức 24% vào năm 2021. Mặt khác, sự quan tâm đến công trình lành mạnh cải thiện sức khỏe (Healthier Buildings) của Việt Nam chiếm đến 28%, cao hơn mức trung bình toàn cầu, chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Mỹ.

Bài viết được đăng trên Cafe F. Xem link gốc TẠI ĐÂY