Những thay đổi mang tính bước ngoặt do COVID-19
Ngành công nghiệp thời trang thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có sự thay đổi “mang tính bước ngoặt” do tác động của đại dịch COVID-19.
Sự càn quét của “cơn sóng thần” dịch bệnh này khiến các nhà sản xuất may mặc, các hãng thời trang danh tiếng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều phải dấn thân vào một cuộc chiến sinh tồn để có thể trụ vững trên thị trường.
Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp thời trang có rất nhiều cách để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của mình tới người dùng, khách hàng. Từ việc lựa chọn mở cửa hàng offline, nghiên cứu liên tục đưa ra các bộ sưu tập mới “gãi” đúng thị hiếu khách hàng cho tới việc kết hợp triển khai các show thời trang, marketing sản phẩm…
Còn ở thời điểm hiện tại, ảnh hưởng COVID-19 khiến ngành thời trang khó có thể đạt doanh thu chỉ nhờ các cách bán hàng, sản phẩm offline như trước đây khi liên tục ở các quốc gia, địa phương rơi vào tình trạng lockdown, giãn cách xã hội…
Đấy là chưa kể với các doanh nghiệp thời trang, dịch bệnh cũng khiến việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài gặp nhiều khó khăn, bị hạn chế không nhỏ.
Thế nhưng, các chuyên gia cũng cho rằng, dù khó khăn không nhỏ, các thương hiệu thời trang trong nước lại đang có cơ hội hết sức đặc biệt để phát triển kinh doanh trong quá trình phục hồi từ COVID-19.
Xu hướng mới tất yếu: Thay đổi cách vận hành, mô hình, kết nối khách hàng
Để có thể trụ vững trước đại dịch, lời khuyên được các chuyên gia đưa ra đó là các thương hiệu trong nước cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường chứ không nên chỉ dựa vào một dòng sản phẩm để kinh doanh.
Thương hiệu Việt nên hiểu khách hàng mục tiêu và thị trường ngách của mình, và thực hiện các chiến lược để giữ khách hàng trung thành, đồng thời nên hiểu biên lợi nhuận là bao nhiêu trước khi định giá bán lẻ hay áp dụng bất kỳ chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá nào.
Và đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 buộc một số mặt bằng kinh doanh phải đóng cửa và chuyển trọng tâm hoạt động sang trực tuyến, thì chuyển đổi số sẽ giúp thương hiệu thời trang Việt tồn tại giữa đại dịch.
Con số được công bố trong một khảo sát người dân thành thị Việt Nam gần đây cho thấy, hơn 87% người tham gia khảo sát trả lời rằng họ từng thực hiện giao dịch bằng phương thức thanh toán điện tử và cho biết quần áo là một trong những mặt hàng mua bán trực tuyến phổ biến nhất.
Và trên thực tế, trước những cái khó vì đại dịch, nhiều doanh nghiệp thời trang Việt đã “ló cái khôn”, tìm cách thoát ra khỏi lối kinh doanh truyền thông vốn đã mòn cũ bằng cách sớm thức thời triển khai áp dụng công nghệ số để có thể thay đổi cách vận hành, mô hình và cả cách kết nối với khách hàng.
Xu hướng thời trang mới O2O (online to offline), áp dụng chuyển đổi số trong kinh doanh thời trang đã giành được sự quan tâm thích đáng.
YODY vững vàng vượt qua nghịch cảnh
Và thương hiệu thời trang Việt YODY là một trong những ví dụ điển hình.
Trong khi nhiều doanh nghiệp, thương hiệu thời trang Việt lao đao vì đại dịch, hầu hết các cửa hàng, thương hiệu thời trang nhỏ lẻ phải đóng cửa, thậm chí là phá sản, không thể trụ vững trong đại dịch thì YODY vẫn phát triển mạnh mẽ nhờ sự linh hoạt, đổi mới, nỗ lực không ngừng nghỉ.
Thương hiệu thời trang YODY đã nắm bắt thời cơ, coi khó khăn là thách thức riêng cũng như của chung thị trường thời trang. Bản lĩnh của CEO cũng là yếu tố tiên quyết để điều hành doanh nghiệp vững bước qua thời kì này.
Đã từng có những bước khởi nghiệp đầy khó khăn và từng bước đi đến thành công, khẳng định vị thế thương hiệu, nên trước đại dịch, CEO YODY Nguyễn Việt Hòa lại rất bình tĩnh, tìm hướng vượt qua nghịch cảnh với cách thức vận hành YODY phù hợp trong thời buổi khó khăn COVID-19.
Khi quyết định “chuyển mình” trước tình hình dịch COVID-19, CEO YODY đã xây dựng kế hoạch và hành động cụ thể, từ việc thay đổi mô hình kinh doanh tới đào tạo online, đầu tư nền tảng công nghệ, mở rộng kênh bán hàng.
Để hoạt động hiệu quả mô hình kinh doanh sang O2O, CEO YODY đã tiến hành triển khai đào tạo online dành cho nhân viên 3 lần/tuần, cùng với đó là xây dựng nền tảng công nghệ mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty.
Không chỉ dừng lại đó, mới đây, “lãnh địa” thời trang của YODY không chỉ dành cho các sản phẩm thiết kế nam, nữ mà còn dành cho nhóm khách hàng trẻ em khi ra mắt thương hiệu Thời trang trẻ em YODY Kids.
Việc ra mắt thương hiệu lần này của YODY Kids còn gây chú ý với chuỗi sự kiện được triển khai theo hướng "phi truyền thống" - tối ưu các nền tảng online thay vì đẩy mạnh offline, thực hiện chủ trương chuyển đổi số mạnh mẽ của YODY, hướng tới mục tiêu trở thành nhà bán lẻ Fashion Tech.
Đơn cử, một con số kinh ngạc là ngày 15/6/2021 vừa qua, CEO YODY lần đầu tiên đã cùng cả gia đình (1 vợ, 4 con) thực hiện Livestream và thu về 1021 đơn hàng với doanh số 500 triệu chỉ sau 90 phút lên sóng trực tuyến.
Cũng theo thông tin từ hãng, bên cạnh các dòng sản phẩm phổ thông sử dụng nguyên liệu tổng hợp (cotton, spandex, poly rayon), nhiều dòng sản phẩm chủ lực mới của YODY Kids đều được sản xuất làm từ nguyên liệu thuần tự nhiên hoặc giúp bảo vệ mội trường.
Hiện tại, YODY đang nỗ lực chuyển đổi từ thương hiệu thời trang nhanh sang thời trang bền vững, trong đó nỗ lực phần nhiều đến từ bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Có thể nói, việc ra mắt sản phẩm YODY Kids thêm một lần nữa khẳng định quan điểm của CEO YODY “khó khăn trong đại dịch là cơ hội để tìm những ngách thị trường mới, sáng tạo đột phá", tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường thời trang Việt Nam.
Bài viết được đăng trên Vnmedia. Xem link gốc TẠI ĐÂY.